Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Học tập và làm theo TT, ĐĐ, PC HCM

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Phòng, chống diễn biến hòa bình

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.471
Tháng 05 : 49.998
Tháng trước : 74.174
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cảnh giác và đấu tranh các luận điệu sai trái, xuyên tạc lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong những ngày qua, Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân cả nước đang tưng bừng tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024), một chiến thắng mang tầm vóc "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Nhưng cũng ngay lúc này, một số thế lực phản động lại bắt đầu chiêu trò cũ xuyên tạc, bóp méo sự thật với những bài viết có nội dung phán xét, xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, giá trị lịch sử to lớn nhằm hạ thấp ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này.

Khi cả nước đang tưng bừng chào đón kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954- 07/5/2024) thì trên một số trang web, trang mạng xã hội xuất hiện các bài viết có nội dung phán xét, xuyên tạc, phủ nhận tầm vóc, giá trị lịch sử to lớn nhằm hạ thấp ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này. Đây là những luận điệu, hành động không mới mẻ nhưng hết sức thâm độc, làm phân tâm niềm tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là trong giới trẻ hiện nay. Thông qua các bài viết, các đối tượng chống phá bày tỏ cái nhìn sai lệch, xuyên tạc lịch sử, cố tình nhập nhằng, đánh lận bản chất, tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân và dân ta rằng trận Điện Biên Phủ "chỉ là cuộc đụng độ giữa 2 thế lực hiếu chiến". Thậm chí, chúng còn tráo trở cho rằng, thực chất Quân đội Pháp dưới sự hậu thuẫn của Mỹ có mặt ở Việt Nam là để ngăn Việt Nam xâm lược một nước khác. Với tâm địa xấu xa và thủ đoạn đê hèn, thông qua các bài viết đăng tải trên mạng xã hội, những kẻ "lật sử", bôi đen sự thật, bọn phản động và những kẻ bất mãn cho rằng: "Người Pháp không xâm lược nước ta, họ đến để khai hóa văn minh". Chúng viện dẫn những bằng chứng như: "Người Pháp đến mang theo điện sáng", "Người Pháp xây dựng cầu Long Biên, xây Nhà hát Lớn Hà Nội, làm tuyến đường sắt, nhà ga…". Đây là những luận điệu không mới về thủ đoạn nhưng hết sức thâm độc với mục đích gieo rắc sự hoài nghi, nhằm làm giảm uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và quân đội ta trên trường quốc tế. Thủ đoạn thâm độc của chúng khiến không ít người "chậm nghĩ, nhanh tay" tin, nghe theo, rồi chia sẻ, bình luận! Một tài khoản FB lại tấm tắc: "Trên mạng nó nói đúng thật, có Pháp thì mới có đường sắt Hà Nội - Lào Cai mà đi lại; mới có cái sân căng để giờ có nơi tập thể dục". 

KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7-5-1954/7-5-2024) - Chiến thắng  Điện Biên Phủ - Mốc son lịch sử

Chiến dịch Điện Biên Phủ được biết đến là một trận đánh lớn nhất, mang ý nghĩa hết sức to lớn trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân và dân ta. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng đánh giá: "Trong quá trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng, 3 cột mốc chói lọi bằng vàng: Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, Chiến thắng Điện Biên Phủ và Chiến thắng mùa Xuân 1975, đại thắng mãi mãi sáng ngời trong sử sách. Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kỳ tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ yếu bằng sức của chính mình, nêu gương anh dũng, bất khuất, trí tuệ, tài năng trước toàn thế giới".

Năm 1954, với khẩu hiệu "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng", quân và dân cả nước dồn sức cho chiến trường Điện Biên Phủ với 55.000 quân (trực tiếp, dự bị và hỗ trợ) được huy động để tham gia chiến đấu, trên 260.000 dân công và 27.400 tấn gạo được huy động. Hàng vạn thanh niên xung phong cũng được huy động làm nhiệm vụ mở đường. Về phía Pháp có 16.200 quân tham gia trực tiếp trên mặt đất, 4.000 phi công tham gia các nhiệm vụ đánh phá và vận chuyển (cả Pháp và Mỹ), 3.000 culi bốc vác phục vụ hậu cần, 25.000 nhân viên kỹ thuật hỗ trợ tuyến sau.

Ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công mở màn trận chiến Điện Biên Phủ tại đồi Him Lam. Với kế hoạch "đánh chắc, tiến chắc", bộ đội ta đã kéo pháo lên núi cao, đưa vào hầm và chĩa thẳng pháo xuống trận địa kẻ thù, nâng cao được uy lực, chính xác và mang lại hiệu quả cao nhất. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những chiến công hiển hách, vang dội nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa to lớn, mang tầm vóc thời đại. Không những buộc Chính phủ Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, mà chiến thắng này còn buộc chúng phải công nhận độc lập của nhân dân Lào và Campuchia, rút quân khỏi bán đảo Đông Dương, góp phần cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Chiến thắng này chứng minh chân lý của thời đại: "Một dân tộc dù nhỏ bé, nếu biết quyết tâm, đoàn kết chiến đấu và có một đường lối đúng thì có thể đánh bại được bất cứ tên đế quốc sừng sỏ nào". Đây cũng là trận đánh có thương vong lớn nhất, nhiều tấm gương hi sinh anh hùng với 4.020 chiến sĩ tử trận, 9.118 chiến sĩ bị thương, 792 người bị mất tích, xương máu của những chiến sĩ Việt Minh anh hùng đã viết lên trang sử hào hùng dân tộc Việt Nam góp phần để có một đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất ngày hôm nay.

Với sự kiện và nhân vật lịch sử rõ như ban ngày trong Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 70 năm về trước, thế nhưng các thế lực thù địch, phản động và một số tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí vẫn xuyên tạc, bóp méo sự thật quả là không thể chấp nhận được. Để đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc, chống phá trên, cấp ủy, chỉ huy và cán bộ, đảng viên các cấp trong toàn Học viện Lục quân cần làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống, tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc bằng mọi hình thức, nhất là đối với sĩ quan trẻ, chiến sĩ mới. Từ đó khẳng định giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bên cạnh đó, cần chủ động, sáng tạo tăng cường mọi biện pháp rèn luyện, nâng cao bản lĩnh, lập trường tư tưởng, chính trị để cán bộ, chiến sĩ trong Học viện có nhãn quan chính trị nhạy bén nhận biết những thông tin sai trái, xuyên tạc, bôi nhọ lịch sử của các đối tượng thù địch, chống phá từ đó lên án, đấu tranh hiệu quả./.


Tác giả: BTC. Nguyễn Thanh Trà
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Thông báo mới
Thư viện ảnh
Thăm dò ý kiến
GIAO DIỆN

Bạn thấy giao diện của trang website Học viện Lục quân như thế nào?